Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Đề tài tham luận: Bùng nổ dân số!




BÙNG NỔ DÂN SỐ

Bùng nổ dân số không phải là vấn đề mới, nhưng cũng chưa bao giờ cũ, nó là “cội nguồn của mọi vấn đề” và liên quan mật thiết với đói nghèo, hủy hoại môi trường. Đó là một dấu chấm hỏi to tướng đặt ra cho toàn thể nhân loại “?” Rằng bây giờ chúng ta sẽ phải làm gì?

I.Tình hình dân số:
1.Tình hình dân số thế giới:
-Dân số thế giới bùng nổ với mức độ khá chóng mặt
-Cụ thể: Thời đồ đá cũ, số lượng tổ tiên con người hiện đại mới chỉ là 150 người, đầu thời đá mới, dân số thế giới đạt 15 triệu người. Nếu so sánh khoảng thời gian để dân số tăng lên cùng 1 tỷ người thì càng thấy rõ điều này: năm 1850 dân số thế giới đạt ngưỡng 1 tỷ người thì 80 năm sau (năm 1930) - đã lên tới 2 tỷ. Khoảng cách này ngày càng giảm dần, từ 30 năm (1960) với 3 tỷ xuống còn 14 năm (1974) với 4 tỷ và cuối cùng là 11 năm để tăng từ 4 tỷ lên 5 tỷ.



                               

-Giai đoạn diễn ra cách mạng công nghiệp (1965-1970) tỷ lệ tăng dân số trên toàn cầu đạt đến đỉnh điểm, gọi là giai đoạn “bùng nổ dân số”, trong những giai đọa phát triển sau, tốc độ gia tăng dân số thế giới có xu hướng chậm lại.
-Thực thế dân số thế giới tăng nhanh ở khu vực nước nghèo, kém phát triển (hơn 60% dân số thế giới tập trung ở Châu Á, Châu Phi), các khu vực giàu, phát triển thì tỉ lệ gia tăng dân số ở mức thấp.

-Theo thống kê mới nhất, dân số thế giới hiện đang tăng trưởng với tốc độ cao khoảng 1,7% mỗi năm. Hiện nay, dân số thế giới đang xấp xỉ 7 tỷ và ước tính đến năm 202 sẽ đạt ngưỡng 8 tỷ người (tuy nhiên, người ta vẫn chưa đưa ra được số liệu chính xác nào vì tình hình biến động dân số rất bất ổn)

                           


2.Tình hình dân số ở Việt Nam:
-Dân số Việt Nam gia tăng khá nhanh:

         

-Theo báo cáo tình hình dân số thế giới 2010 của Liên Hợp Quốc, dân số Việt Nam 2010 là 89 triệu người và sẽ tăng lên 111,7 triệu người trong năm 2050.
-Việt Nam đang đứng thứ 14 trong số những nước đông dân nhất thế giới, mật độ phân bố dân cư khá cao, gấp 6 lần so với tiêu chuẩn thế giới.
* Hiện nay, Việt Nam đang có "Dân số vàng":  Dân số Việt Nam đang ở ngưỡng 87 triệu người, với 30% là thuộc nhóm trẻ từ 10 - 24 tuổi,  mức tăng trưởng dân số hàng năm của Việt Nam đã giảm đáng kể từ 1,7% trong giai đoạn 1989-1999 xuống còn 1,2% trong giai đoạn 1999-2009. Tuy nhiên chất lượng dân số vẫn còn thấp.  Trong khi thời kỳ dân số vàng tiếp tục duy trì, Việt Nam có cơ hội tận dụng nguồn nhân lực dồi dào này bằng việc đảm bảo cho mọi thanh niên có cơ hội được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, giáo dục và đào tạo. Điều này sẽ góp thanh niên chuẩn bị tốt hơn để có thể đóng góp đáng kể tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

3.Tình hình dân số ở địa phương:
-Dân số ở Quảng Nam gia tăng khá nhanh:
-Theo kết quả điều tra đến ngày 1.4.2009, tổng số dân trên địa bàn Quảng Nam là 1.419.503 người, xếp   thứ 19/63 tỉnh.
- Sau 10 năm, dân số tỉnh tăng thêm 45.016 người. Qua 3 kỳ điều tra, dân số tăng bình quân năm giảm        dần, từ 1,96% (1979-1989) còn 1,26% (1989-1999) và 0,33% (1999-2009)
-Theo kết quả tổng điều tra, Quảng Nam có 376.780 hộ, tăng 64.358 hộ so với kết quả điều tra năm 1999.

II. Hậu quả của sự bùng nổ dân số:
1. Đe dọa tới môi trường:
Sự đa dạng sinh học ngày càng giảm, con người tùy tiện khai thác và tàn phá thiên nhiên gây ra những thiệt hại nặng nề đối với môi trường ( xói mòn đất đai, sa mạc hóa, cạn kiệt nguồn nước, mưa axit…), lượng rác, khí thải, chất thải độc hại khổng lồ con người thải ra hàng ngày gây ra những báo động về tình trạng ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozon, sự thay đổi khí hậu toàn cầu…
2. Nguyên nhân gây ra đói nghèo:
Tỷ lệ dân số tăng cao,điều kiện sống, cơ sở vật chất về y tế, giáo dục ở các nước càng  xuống cấp, thiếu thốn, tình trạng đói nghèo trở thành một vấn đề đáng báo động trên toàn thế giới.
3. Khan hiếm tài nguyên:
Với hơn 6 tỉ người, lượng tài nguyên cần có theo nhu cầu con người đã vượt quá xa khả năng cung cấp hiện có của thiên nhiên. Hơn nữa, việc khai thác ồ ạt, sử dụng không hiệu quả cùng với việc không có kế hoạch tái tạo lại những tài nguyên càng góp phần đẩy toàn nhân loại vào tình trạng khan hiếm tài nguyên với mức độ ngày càng nặng nề hơn. Thậm chí cả những tài nguyên có nguồn cung cấp tưởng chừng vô hạn như đất, nước cũng đang đặt ra cho con người mối lo ngại về sự cạn kiệt nếu như dân số vẫn tiếp tục bùng nổ với tốc độ hiện nay.
d. Đe dọa an ninh thế giới:
Bùng nổ dân số gây khó khăn trong việc giải quyết việc làm, là gánh nặng làm trì trệ nền kinh tế và sự quá tải của các dịch vụ công cộng, y tế... Tỷ lệ thất nghiệp cao sẽ gây nên bất ổn về chính trị, đe dọa nền anh ninh của quốc gia, quốc tế.
e.Bùng nổ dân số khiến quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng:
Dân số thế giới ngày càng tăng mà tài nguyên thiên nhiên, năng lượng lại có hạn, sự phân bổ tài nguyên thiên nhiên lại không đồng đều giữa các nơi trên thế giới. Vì vậy, tất yếu sẽ dẫn đến sự cạnh tranh giữa các quốc gia về tài nguyên thiên nhiên.
Bùng nổ dân số gây sức ép rất lớn, chất lượng cuộc sống không đảm bảo là yếu tố tiềm tàng, là chất xúc tác làm gia tăng số lượng tội phạm ở những nước bùng nổ dân số. Mạng lưới  tội phạm được mở rộng sẽ gây nên những căng thẳng về chính trị và quan hệ quốc tế.

                      

                             


Dòng người di cư cũng gây nên không ít hậu quả, những người khác nhau về nguồn gốc, đến cùng cư trú tại một nơi chắc hẳn sẽ có những “va chạm”, đó là sự bất đồng về văn hóa, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng... là mầm mống của những xung đột, bất ổn định của những nước có dân nhập cư. Dòng người di cư sống tập trung đông đúc tại các khu nhà ổ chuột, mất vệ sinh môi trường và gây bùng phát dịch bệnh... Các nước có dân di cư cũng phải đối mặt với việc thiếu hụt nguồn lao động và tình trạng “chảy máu chất xám”...
Bùng nổ dân số làm mất cân bằng tự nhiên và xã hội, kinh tế nghèo nàn, nạn thất nghiệp, thất học mù chữ, suy thoái nòi giống, tệ nạn xã hội gia tăng, dịch bệnh bùng phát và sự quá tải của các dịch vụ công cộng, y tế...
=> Bùng nổ dân số ảnh hưởng rất tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của xã hội...

III. Giải pháp khắc phục:
-Phối hợp với tổ chức thế giới (UNFPA, UNICEFT) vận động toàn dân nhận thức tác hại của việc gia tăng dân số quá nhanh, tuyên truyền phổ biến rộng rãi tác hại của vấn đề bùng nổ dân số trên các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên bằng những khẩu hiệu thiết thực, tuyên truyền với nội dung và hình thức phù hợp với từng vùng, từng nhóm dân cư...
- Hợp tác quốc tế giúp đỡ nhau vượt qua khủng hoảng về bùng nổ dân số. Điều tra dân số để biết tình hình, xây dựng những chiến lược cho vấn đề giảm dân số, hoạch định chính sách cho các quốc gia dựa trên đặc thù riêng của mình, đồng thời là nền tảng cho các dự án của các tổ chức quốc tế để điều chỉnh cơ cấu dân số về mức cân bằng.
- Mở rộng và nâng cao chất lượng, tăng khả năng tiếp cận đối với dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình-  Đầu tư vào phụ nữ: phụ nữ có học sẽ có nhiều quyền lựa chọn hơn, có tiếng nói hơn trong gia đình và trong xã hội. Khi vai trò phụ nữ được tăng lên, tình trạng “trọng nam khinh nữ” cũng sẽ được khắc phục bởi lẽ đây chính là một trong những nguyên nhân của việc sinh nhiều con dẫn đến tỉ lệ gia tăng dân số nhanh.
-Tạo ra những cơ hội việc làm để hạn chế tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa: tránh tình trạng dân số tập trung quá đông tại các siêu đô thị...- Chính sách dân số ở 2 nhóm nước: Nước có dân số già và dân số trẻ    +Nước có dân số già: Nhật, Đức, Hoa Kỳ... (các nước giàu, nước phát triển): khuyến sinh    +Nước có dân số trẻ: Ấn Độ, Trung Quốc, Pakixtan, Nigiêria, Bănglađét  (các nước nghèo, kém phát triển, nhất là các nước Châu Phi): khuyến khích giảm sinh. 


*Trách nhiệm của Công dân Việt Nam:

- Bản thân mỗi công dân cần có nhận thức đầy đủ về vấn đề dân số, sự gia tăng dân số chóng mặt và tác hại của nó, để có thể phòng tránh sự bùng nổ dân số, gia tăng chất lượng dân số để hạn chế tác hại của số lượng dân số khổng lồ.
-Thực hiện kế hoạch hóa gia đình: Không kết hôn sớm, không sinh con ở tuổi vị thành niên, mỗi gia đình chỉ có từ một đến hai con. 
- Nghiêm chỉnh và thực hiện chính sách dân số và Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
- Cán bộ nhà nước đi đầu, gương mẫu trong công tác dân số...
- Góp phần vào công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến rộng rãi những tác hại của bùng nổ dân số đến với mọi người...    


2 nhận xét:

  1. Bài tham luận về Vấn đề "Bùng nổ dân số" - nhóm mình làm và sẵn tiện up lên cho mấy mem cần thì search, tư liệu thôi, nhưng mong là nó có ích! :D

    Trả lờiXóa
  2. cảm ơn bạn
    bài này rất có ích đối với mình

    Trả lờiXóa